image banner
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Nông dân Tân Trụ mạnh dạng ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

​Toàn huyện hiện có khoảng 700 ha diện tích cây ăn trái: thanh long với khoảng 400 ha; dừa 118 ha, bưởi 69 ha. Ngoài ra, còn có các loại cây ăn trái khác như ổi, mít, mãng cầu, … với diện tích mỗi loại hơn 30 ha. Để sử dụng nguồn nước tiết kiệm, ngành nông nghiệp huyện trình diễn nhiều mô hình tưới nước tiên tiến, tiết kiệm giới thiệu đến người trồng cây ăn trái để ứng dụng ngày càng hiệu quả, vừa giảm công lao động vừa tiết kiệm chi phí, nguồn nước sản xuất. Để chăm sóc hiệu quả vườn bưởi 2 tuổi rưỡi của mình trong thời điểm mùa khô hạn, xâm nhập mặn, ông Đào Văn Thành, ấp Bình Hòa, xã Bình Trinh Đông đã đầu tư hệ thống nước tưới tiên tiến. Ông cho biết"Sử dụng hệ thống tưới này tôi giảm khoảng 40% lượng nước tưới và giảm hoàn toàn công lao động tưới nước. Trước đó trong thiết kế vườn tôi cũng đã tính toán việc lên liếp, đào mương trữ nước ngọt đảm bảo nguồn nước trong suốt mùa khô".

01310323.png

Trong nuôi tôm, người nuôi đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi tôm công nghệ CPF Combine, thực hiện quy trình nuôi tôm 2 giai đoạn hoặc 3 giai đoạn và ứng dụng công nghệ 4.0. Ông Huỳnh Văn Tặng, ấp Bình Thạnh, xã Nhựt Ninh cho biết: "Thực hiện nuôi tôm bằng quy trình CPF tôi lót bạt ao nuôi và trang bị màng lưới che nhằm đảm bảo môi trường nước không bị phụ thuộc vào thời tiết. Màng lưới ao nuôi giúp giảm nhiệt độ từ ánh nắng mặt trời trực tiếp xuống ao và giảm độ lạnh vào mùa đông, cũng như hạn chế chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm giúp tôm không bị sốc nhiệt ảnh hưởng sức khỏe. Đồng thời màng lưới còn tránh thất thoát tôm do sinh vật từ bên ngoài như chim, cò,...  và phòng ngừa dịch bệnh". Đồng thời, mỗi ngày ông thực hiện xi phông đáy ao 2 lần để giúp cho nước ao luôn sạch, xử lý triệt để các chất thải nhằm cung cấp môi trường nước tốt nhất để tôm sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Ông Nguyễn Thanh Sử, ấp Thuận Lợi, xã Nhựt Ninh nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn ứng dụng công nghệ 4.0. Ông lắp tủ điều khiển tự động kết nối với điện thoại thông minh có kết nối wifi để điều khiển từ xa hệ thống quạt, máy sục khí đáy ao, máy cho ăn thông qua ứng dụng Farmext, giúp kiểm soát tắt mở tự động các hệ thống máy trên ao nuôi, tiết kiệm công lao động, thời gian linh hoạt. Ngoài ra, người nuôi có thể lắp đặt hệ thống giám sát môi trường dưới ao tích hợp vào ứng dụng để theo dõi, cảnh báo tự động giúp người nuôi kiểm soát tốt môi trường ao 24/24. Hiện tại diện tích ao tại huyện là hơn 300 ha tập trung các xã vùng hạ của huyện. Với chi phí đầu tư trong một vụ nuôi tôm rất cao, nhằm đảm bảo vụ nuôi đạt hiệu quả, hạn chế rũi ro, phần lớn người nuôi tôm đều ứng dụng tiến bộ khoa học vào ao nuôi tạo điều kiện để tôm sinh trưởng, phát triển tốt nhất có thể; từ đó cho năng suất tăng nhiều lần so với nuôi tôm thông thường.

Đối với canh tác lúa, người nông dân chọn lựa canh tác các loại giống lúa chất lượng cao, đặc sản ngắn ngày phù hợp chịu mặn, chịu phèn tốt như : Đài Thơm 8, nàng Hoa, RVT, ST25, … Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp huyện phối hợp Hội Nông dân các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tập huấn kỹ thuật, tổ chức hội thảo đầu bờ cho nông dân tham quan mô hình đạt hiệu quả cao nhằm thay đổi tập quán canh tác cũ chuyển sang sản xuất khoa học từ chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM (Ngành nông nghiệp huyện phối hợp Hội Nông dân tổ chức 23 lớp tấp huấn chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM cho gần 700 nông dân canh tác lúa. Mỗi lớp tập huấn kéo dài 14 tuần để giúp nông dân vừa học, vừa thực hành).

02310323.png

Từ đó, giúp nông dân dần thay đổi thói quen và có thêm kỹ năng trong canh tác, thường xuyên thăm đồng ruộng quan sát, nhận biết các đối tượng dịch hại, thiên địch,… kiểm soát lượng thiên địch trên đồng để chúng diệt trừ dịch hại một cách tự nhiên, vừa giảm chi phí phân thuốc vừa bảo vệ môi trường, sức khỏe con người, cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng và nâng cao chất lượng nông sản. Nông dân Lê Văn Thịnh, ấp 5, xã Tân Phước Tây cho biết: "theo thói quen canh tác lúa trước đây thì căn cứ vào độ tuổi của cây lúa là phun ngừa, sau khi được tập huấn, áp dụng vào canh tác thực tế bản thân hiểu rõ về bệnh dịch hại mức hộ nào, giai đoạn nào thì trừ bệnh hiệu quả, không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng giống gieo sạ nhưng năng suất vượt trội".

Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cơ giới hóa, tự động hóa, nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, gia tăng năng suất, tiết kiệm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận cho người nông dân và đây cũng được xem là những mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu và là xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp hiện đại./.

Kim Tuyền
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thư viện ảnh