image banner
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Quản lý bệnh thối thân trên lúa hè thu năm 2023
Hiện nay, Vụ lúa Hè Thu chủ yếu đang giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng. Trong điều kiện thời tiết mưa bão, ẩm ướt kéo dài nhiều ngày, nhiệt độ ban đêm 260C, ẩm độ không khí trên 90%, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cao, trên những chân ruộng sạ dày, bón thừa đạm, thiếu kali là điều kiện thuận lợi cho bệnh thối thân phát sinh phát triển.

​Vì vậy, trong quá trình chăm sóc cây lúa bà con nông dân cần chú ý theo dõi các triệu chứng và có biện pháp quản lý thích hợp như sau:

1. Triệu chứng bệnh:

Bệnh do vi khuẩn gây ra, dễ bội nhiễm cùng nấm bệnh đạo ôn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa gây thiệt hại năng suất về sau. Đầu tiên lúa bị héo, màu lá vẫn còn xanh, bẹ mọng nước sau đó chết vàng từng chồi lúa, nặng hơn rụi lá từng chòm. Khi nhổ bụi lúa lên thì lúa bị đứt ngang gốc thân hoặc rễ rất ít, ngắn, bị thối đen và có mùi hôi. Giai đoạn lúa trổ, cây lúa không hút dinh dưỡng nuôi hạt được, toàn bộ thân cây khô lại làm bông, hạt lép ảnh hưởng đến năng suất.

38030823.png

Bệnh thối thân trên lúa


Bệnh thối thân lúa có thể bộc phát thành dịch và gây hại nghiêm trọng nếu như ruộng lúa nhiễm rầy nâu hoặc nhiễm bệnh đạo ôn, bị ngộ độc hữu cơ, bị phèn, mặn.

2. Biện pháp quản lý bệnh thối thân:

Thứ nhất, cần tháo cạn nước trên ruộng, thực hiện xả nước 1 - 2 lần để nhanh chóng xả bỏ chất độc, mầm bệnh, hạn chế lây lan và tạo điều kiện thông thoáng để cây lúa ra rễ mới.

Thứ hai, khi lúa bị bệnh phải ngưng ngay việc bón phân đạm, tuyệt đối không kết hợp phun phân bón lá khi phun thuốc trừ bệnh. Chỉ bón phân sau khi đã xử lý tốt bệnh.

Thứ ba, xử lý vôi. Tùy vào tỷ lệ bệnh mà có hướng  xử lý khác nhau.

Đối với ruộng lúa có tỷ lệ bệnh 5 - 10% thì rải vôi bột với liều lượng 20 -  25 kg/1.000 m2.

Đối với ruộng lúa bị bệnh thối thân nặng (tỷ lệ >10%) có thể kết hợp phun vôi và rải vôi, cách thực hiện như sau:

Phun vôi: pha 2,5 kg vôi vào 25 lít nước để lắng trong, sau đó lấy nước trong phun trên ruộng. Sử dụng loại vôi nung (CaO), phun nước vào để vôi rã ra thành dạng bột sau đó cho nước vào ngâm (Khi pha vôi phải để lắng, lấy nước vôi trong, không lấy cặn trắng để phun vì cặn bám trên lá làm trắng lá lúa ngăn cản sự quang hợp của cây).

Rải vôi: Sử dụng vôi bột (CaCO), liều lượng 20 - 25 kg/1.000 m2, để dễ thực hiện bà con có thể phun nước vừa đủ để vôi hút ẩm hoặc trộn vôi bột với trấu ướt, mụn xơ dừa trước khi rải.

Thứ tư, có thể sử dụng thuốc trừ vi khuẩn để phòng trị nếu không có điều kiện xử lý vôi, trường hợp trên ruộng xuất hiện đồng thời bệnh đạo ôn và bệnh thối thân do vi khuẩn thì sử dụng kết hợp với thuốc trừ bệnh đạo ôn. Cần kiểm tra lại ruộng sau khi phun thuốc 5 - 7 ngày, nếu thấy các vết bệnh đã khô hoàn toàn và rễ lúa ra trắng thì bệnh đã được khống chế.

Lưu ý: Khi phun thuốc trừ bệnh phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng để đạt được hiệu quả tối ưu.

Lê Thị Ngọc Hiền (Trung tâm DVNN)
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thư viện ảnh